Sunday 17 August 2014

CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1945-1975)

IX. KẾT LUẬN CỦA MỘT SỤP ĐỔ
Trận đánh oanh liệt và hào hùng cuối cùng của quân lực Miền Nam diễn ra ở thị xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh, giữa SĐ18BB và 1 Quân đoàn CSBV + 1 trung đoàn chiến xa. Tướng Lê Minh Đảo, chỉ huy các đơn vị cơ hữu và các đơn vị tăng cường, Nhảy Dù, Biệt Cách Dù và BĐQ, tổng số chừng 12,000 quân --không kể cánh quân tiếp viện của Tướng Trần Quang Khôi gồm thiết kỵ và bộ binh chừng 3,200 quân, trên QL-1 gần Ngã Ba Dầu Giây, chưa bắt tay được với nhau-- đã chận đứng QĐ-IV/CSBV cộng với Trung đoàn 203 Chiến xa và 1 trung đoàn pháo binh, hơn 45,000 quân, trong 20 ngày. Sức chống trả mãnh liệt của quân phòng thủ ở cửa ngõ phía đông Sài Gòn này làm chùn bước tiến quân của CSBV. Tuy nhiên vì nhu cầu chiến thuật nên ngày 20/4/1975 SĐ18BB được điều động về phòng thủ căn cứ Long Bình và cánh quân phối hợp của Tướng Khôi về Biên Hòa. Xuân Lộc bỏ ngõ.

Từ ngày 20/4/1975, Thủ đô Sài Gòn bị 5 Quân đoàn chính quy CSBV, tổng cộng chừng 180,000 quân bao vây. Ngày 21/4, Tổng thống Nguyễn văn Thiệu từ nhiệm. Khi tuyên bố giao quyền bính lại cho Phó Tổng thống Trần văn Hương, được truyền thanh trên Đài Phát thanh Quân Đội, ông Thiệu cho rằng Hoa Kỳ đã “phản bội” VNCH. Hôm sau, 22/4/1975, ông Thiệu và ông Khiêm được giám đốc cơ quan CIA ở Sài Gòn hộ tống ra Phi trường Tân Sơn Nhất lên một DC-6 Hoa Kỳ đi Đài Loan. Ở Hoa Kỳ, ngày 23/4/1975 Tổng thống Gerald Ford phát ngôn trước các sinh viên Đại học Tulane ở New Orleans, nguyên văn: “Today America can regain the sense of pride that existed before Vietnam. But it cannot be achieved by re-fight a war that is finished as far as America is concerned.” (45) Chúng tôi không thể dịch câu nói này toàn bích, xin quý độc giả giúp cho. Chỉ hiểu phóng rằng Hoa Kỳ không có được sự hãnh diện như trước khi có chiến tranh Việt Nam; tuy nhiên dù muốn hồi phục lại sự hãnh diện đó, Hoa Kỳ cũng không thể mở lại cuộc chiến đã chấm dứt mà Hoa Kỳ đã từng quan tâm. Nghĩa là dù không có danh dự gì trong chiến tranh Việt Nam nhưng Hoa Kỳ đã không còn quan tâm đến cuộc chiến đó nữa. Nghĩa là... chấm hết. Nghĩa là bỏ rơi Việt Nam.




NĂM QUÂN ĐOÀN CSBV BAO VẬY SAIGON
Với lời tuyên bố này của Tổng thống Ford, ở Sài Gòn cơn sốt bị “bỏ rơi” lên cao độ. Từ ngày đó, 23/4 Phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ [DAO] lập danh sách cho gia đình công chức cao cấp và gia đình sĩ quan cao cấp của BTTM/QLVNCH di tản bằng C-130 đi Phi Luật Tân, rồi sang Guam. Những gia đình có tiếng tăm cũng được cấp chiếu khán đi hàng không dân sự đến nơi nào họ muốn. Trong tình trạng đó, nhiều giới chức cao cấp chính phủ và nhiều tướng lãnh tư lệnh binh chủng, cục trưởng, các sĩ quan giám đốc nha sở trung ương, đã âm thầm bỏ rơi thuộc cấp... di tản. Đến ngày 27-28/4 ngay cả ở BTTM/QLVNCH các cấp trưởng phòng trở lên cũng biến mất. Trừ các tướng tá chỉ huy các đơn vị tác chiến vẫn cầm được quân, cương quyết giữ đất, giữ được kỷ luật trong quân và sẵn sàng tác chiến, nhất là các cấp chỉ huy 450,000 chiến sĩ ở QĐIV & QK4. Trước tình trạng ở Sài Gòn các vị chỉ huy đầu não quân đội đã biến mất, ông Trần văn Hương không thể làm gì hơn được là giao chính phủ lại cho Tướng Dương văn Minh theo yêu cầu của nhiều nghị sĩ và dân biểu. Chiều 28/4 lễ bàn giao diễn ra trong khi Phi trường Tân Sơn Nhất bị ném bom bởi 1 sĩ quan cũ của KQVN theo giặc.

Sáng ngày 29/4 Đại sứ Martin thị sát Phi trường TSN và ra lệnh đình chỉ mọi di tản bằng C-130 và cho thi hành việc di tản bằng trực thăng, ưu tiên cho người Mỹ. Và cảnh hoảng loạn như khu rừng bị cháy, những cánh chim bị vỡ tổ, bay tán loạn, khi ngay trong đêm đó, cơ sở DAO và Trại Trần Hưng Đạo của BTTM/QLVNCH bị pháo kích... nên những chuyến bay trực thăng chở người di tản bay lên và đáp xuống ở sân trực thăng DAO cấp thiết hơn là hình ảnh của đàn chim vỡ tổ đó. Tuy nhiên, không phải chỉ có sân trực thăng DAO chở người chạy giặc đã vào đến ngõ, mà trực thăng Hoa Kỳ đáp trên nóc bằng các buildings cao trong thành phố và ngay cả trên nóc của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ. Bên vòng rào ngoài của cơ quan này là cảnh chen lấn xô đẩy nhau, giành nhau chen chúc vào cổng, trèo tường mong vào bên trong để chờ đợi và hy vọng... được ra đi. Trong khi đó, chiến sĩ tác chiến và các sĩ quan chỉ huy họ điềm tĩnh nhìn người ta đi và chờ địch đến. Martin nghĩ rằng chúng tôi sẽ gây tao loạn cản trở người Mỹ ra đi... Không, họ đến không ai mong. Họ đi không ai tiễn. Chúng tôi ở lại để chờ chết trên quê hương của mình. Thế mà, người ta không cho chúng tôi được chết... ở bãi chiến.

Sáng 30/4/1975, chưa tan bóng tối, Đại sứ Martin bỏ Sài Gòn trên chuyến bay cuối cùng, cuốn theo lá quốc kỳ và danh dự của nước Mỹ. Gần trưa, ông Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng. Năm vị tướng tuẫn tiết, hàng trăm sĩ quan và binh sĩ nữa đã đền ơn nước bằng lối chết anh hùng đó. QLVNCH tan vỡ. Nhưng lạ lùng thay, chưa có một quân đội nào đã tan rã rồi mà linh hồn vẫn tồn tại trong lòng mọi người và càng ngày thế giới càng tìm hiểu nhiều thêm, viết nhiều hơn để suy tôn và trả danh dự cho chiến sĩ của quân đội đó. Ở trận địa, họ chưa từng thua bất cứ trận đánh nào. Ở trong mọi hoàn cảnh loạn lạc, khốn khổ, họ lo trước cho sự an toàn của người dân hơn sinh mạng của họ. Ở những ngày cuối cùng họ bình tĩnh nhìn người bạn cũ ra đi mà không hề hờn oán người bạn này. Những người dễ thương đó cũng bị chính tên mưu sĩ không thuần giống kia đưa vào màn diễn bi đát làm tổn thương trầm trọng đến danh dự đất nước, quân đội và gia đình họ. Chúng tôi cám ơn những người bạn đáng thương này và dân chúng Hoa Kỳ đã bao dung những người một thời thất quốc, ly gia như chúng tôi. Nhưng nhìn lại quê nhà, niềm đau trong lòng loang lở mãi không thôi. Dân chúng Việt Nam vẫn nghèo và khổ sở quá. Đàn áp còn tàn bạo quá, nỗi lo sợ mất dần đất đai còn dai dẳng quá. Chúng tôi không hy vọng kẻ mù sẽ sáng mắt mà hy vọng những kẻ còn nhìn thấy chút ánh sáng không trở thành người mù... thế nhưng bốn mươi năm sau khi chiến tranh chấm dứt, có người còn nói đến chuyện bên thắng cuộc bên thua cuộc... Mù quáng hay đần độn?

Cả một dân tộc Việt Nam đã thua. Nhìn cho rõ, nhận cho rõ, để chiến thắng sau này.

Tuy nhiên người đần độn nhất vẫn là Kissinger. Ông ta đã làm cho Hoa Kỳ mất cả danh dự và niềm tự hào từ trước. “Hội chứng Việt Nam” vẫn chưa dứt hẳn vì bức tường tưởng niệm chiến sĩ hy sinh ở chiến trường Việt Nam vẫn còn giữa lòng Hoa Kỳ. Riêng chúng tôi, quân dân Miền Nam cũ, vẫn ngẩng cao đầu nhìn những kẻ ngu muội múa may quay cuồng với hy vọng một ngày chỉ cho họ biết rõ việc “dưỡng hổ di họa” và nhìn rõ, hiểu rõ hơn Trung Quốc là đại họa của nhân loại. Không biết ngày nay Kissinger đã sáng mắt nhìn thấy hay chưa....

Riêng ở Việt Nam, sau khi CSVN chiếm Sài Gòn, chiếm trọn cả miền Nam, hàng triệu người bị đưa vào nhà tù nhỏ. Toàn dân miền Nam bị đoạ đày trong nhà tù lớn, tài sản bị tước đoạt, tư tưởng bị hủy diệt. Hàng vài ba triệu người bỏ quê cha đất tổ vượt biển, vượt rừng, đi tìm tự do bất cứ ở phương trời nào; thà chết còn hơn sống với những người hút máu, rút cạn tủy xương của họ. CSVN đã bứng tận gốc rễ của nền tự do ở mảnh đất trù phú nhất Việt Nam này. Không ít văn nghệ sĩ trí thức Cộng sản khi vào đến miền Nam đã bừng con mắt dậy tưởng mình nằm mơ mà thấy thiên đường, vì từ lâu họ đã sống ở đáy địa ngục đỏ, dã man và tàn độc...

Con người cần hơi thở trong một chế độ chính trị dân chủ cởi mở, tự do và bình đẳng.

Tuy nhiên, một thể chế chính trị dân chủ, tự do... chưa đủ, cần có những nhà lãnh đạo đạo đức, nhân hậu, nhất là ở các cường quốc, nhân loại sẽ bớt khốn khổ
.


Vĩnh Định Nguyễn văn Dưỡng
Bút danh Văn Nguyên Dưỡng
Cảng Trân Châu, Thu 2013,
Hiệu đính trung tuần tháng 11/2013

- o0o-

GHI CHÚ

 1. NGUYỄN XUÂN THỌ, “Histoire de la Pénétration Francaise au Vietnam 1858-1897”; (Hawaii, 1993), Article “La Convention de Tien Stin; Le Traité de Patenote de 6 juin 1884; các trang 414 -430.

2. -TOGO SHIGENORI, “The Cause of Japan” (New York: Simon and Schuster, 1956), trang 85.
-VAN NGUYEN DUONG, “The Tragedy of the Vietnam War” (North Carolina: McFarland Publishers Inc., 2008), trang 13.

3. R. ERNESTRE DUPUY & TREVOR DUPUY” The Harper Encyclopedia of Military, Fourth Edition, 1990; các trang 1232-1280.

4. Như tham chiếu cận trên.

5. R. ERNESTRE DUPUY & TREVOR DUPUY, sách đã dẫn; các trang 1280-1281.

6. Như tham chiếu cận trên

7. CLAIRE L. CHENNAULT, “Way Of A Fighter” (New York: Putnam’s Son, 1949), trang 115.
-VAN NGUYEN DUONG, sách đã dẫn; các trang 13-16.

8. Wikipedia, “Free French Forces”: http://en.wikipedia.org/wiki/Free_French_Forces; trang 8/13.

9. Tài liệu tham chiếu cận trên, cùng trang.

10. Wikipedia, the Free Encyclopedia, “Charles de Gaulle”, 10. Http://en.wikipedia.org/w/index.php?title=Charles de Gaulle.; trang 13/38.

11. Tài liệu tham chiếu cận trên; trang 14/38.

12. Tài liệu tham chiếu cận trên; trang 13/38 “Truman nói về de Gaulle bằng một câu giản dị “I don’t like the son of a bitch.”

13. -CHARLES DE GAULLE, “Memories de Guerre” (Paris:Librairie Plon, 1954); tr.165.
-VAN NGUYEN DUONG, sách đã dẫn, ghi bằng Anh ngữ tuyên bố đó; trang 16.

14. PHẠM CAO DƯƠNG, “Nhìn Lại Những Nỗ lực của Cựu Hoàng Đế Bảo Đại”, http://us.mc1645.mail.yahoo.com/mc/showMessage?pSize=25&sMi; trang 4/8.

15. CHARGES DE GAULLE, sách đã dẫn; các trang 249-250.

16. Xem “NGUYỄN VĂN THINH”, http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn Văn_Thinh.

17. Xem “VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG”, http://vi.wikipedia.org/wiki/Việt_Nam_Quốc_dân_đảng; trang 4/6.

18. Xem “GUERRE D’INDOCHINE”, http://fr.wikipedia.org/wiki/Guerre_d’Indochine; trang 5/14.

19. -The Pentagone Papers: Senator Gravel Edition (Boston: Beacon Press, 1971), Volume 1, pp. 18-19.
-VAN NGUYEN DUONG, sách đã dẫn, trang 21.

20. Xem “VIỆT MINH”,http://vi.wikipedia.org/wiki/Việt_Nam_Độc_lập_Đồng_minh_Hội; các trang 5,6,7/10.

21. -PHÙNG NGỌC SA “Võ Nguyên Giáp, Hung Thần CSVN”. Xem toàn bài. Http://www.tinparis.net/thoisu10/2010_03_20_VoNguyenGiapHungThanCSVN_PNS, -Xem “History of the NVA (PAVN)”, http://25thaviation.org/history/id554.htm, tr. 4/6.

22. NGUYỄN ĐỨC PHƯƠNG “Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập” (Làng Văn, 2001); các trang 902-904.

23. VAN NGUYEN DUONG “Lessons From the Vietnam War”, Diễn đàn Việt Thức, 6/4/2013: http://www.vietthuc.org. Tài liệu này quan trọng.

24. -“INDOCHINA WAR”, http://en.wikipedia.org/wiki/First_Indochina_War; trang 4/18.
-VAN NGUYEN DUONG, tài liệu dẫn cận trên; trang 7/27.

25. VAN NGUYEN DUONG, tài liệu dẫn trên, các trang 14-15/27. Web. DĐVT ghi trên.

26. QIANG ZHAI, “China and Vietnam Wars 1950-1975”, (The University of North Carolina Press, 2000); trang 23.

27. -QIANG ZHAI, sách đã dẫn, Chương I, Tiểu mục: “Chen Geng and The Border Campaign”; các trang 26-33.
-VAN NGUYEN DUONG, sách đã dẫn, các trang 24-25.

28. VAN NGUYEN DUONG, sách đã dẫn, các trang 25-26. Tác giả chỉ đọc được bản dịch Anh ngữ lời tuyên bố này của De Lattre de Tassigny trong “The Pentagon Papers”, Senator Gravel Edition (Boston; Beacon Press, 1971) các trang 53-75. Nội dung bản dịch: “Certainly people pretend that Vietnam cannot be independent because it is part of the French Union. Not true! In our universe, and especially in our world of today, there can be no nations absolutely independent. There are only fruitful interdependencies and harmful dependencies. Young men of Vietnam... The moment has come for you to protect your country.”

29. RONNIE I. FORD, “The Window of Opportunity,” Vietnam Magazine February 1995, trang 6. Ronnie ghi lại bản dịch Anh ngữ huấn thị của Mao Trạch Đông: “We must by all means seize South-East Asia, including Vietnam, Thailand, Burma, Malaysia, and Singapore... This region is rich in raw materials, it is worth the costs involved. After seizing South-East Asia, we can increase our strength in the region. And we shall be strong enough to confront the Soviet and East Europe bloc; the East wind will prevail over the West wind.”

30. QIANG ZHAI, sách đã dẫn, trang 44, nguyên tác: “By eliminating the enemy in the Lai Chau area, liberating the northern and central partsof Laos, and then expending the battle-ground to the southern part of Laos and Cambodia to threaten Saigon.”

31. QIANG ZHAI, trang 47.

32. VAN NGUYEN DUONG, sách đã dẫn, các trang 33-38.

33. -HOÀNG VĂN CHÍ, “From Colonialism to Commmunism”, (New Delhi, India: Allied Pub., 1964), trang 13.
-VAN NGUYEN DUONG, xem chi tiết Chương IV, sách đã dẫn; các trang 45-56.

34. Stephen B. Young, “LBJ’s Strategy for Disengagement,” Vietnam Magazine, Feb. 1998, trang 21.

35. VAN NGUYEN DUONG, trang 59.

36. ROBERT L. HEWITT, “Limited War”, Vietnam Magazine June 1993, trang 61.

37. JOHN DELLINGER, “The War Makers”, Vietnam Magazine, April 1996, trang 37.

38. VAN NGUYEN DUONG, trang 96.

39. MICHAEL R. CONROY, ‘Trail along the Trail”, Vietnam Magazine October 1993, trang 27.

40. MICHAEL MACLEAR “The Ten-Thousand-Day War, (New York: NY, St. Martin Press, 1981), trang 75.

41. HARRY G. SUMMERS, Jr., “Snatching Victory from Defeat,” Vietnam Magazine, April 1999, trang 35.

42. GOOGLE, “Hành Quân Lam Sơn 719", http://www.vnmc-tqlcvn.org/soibien/cs-lamson719-NKP.htm, trang 5/14.

43. -MICHAEL MACLEAR, trang 310.
-VAN NGUYEN DUONG, trang 169-171

44. GOOGLE: “Kissinger’s Strategy Decent Interval”, http://angrybearblog.com/2006/11/iraq-and-vietnam-kissinger-decent-interval-htm.

45. LARRY ENGELMANN, “Tear Before the Rain” (New York: Da Capo Press, 1999), trang 150.
Nguồn: Internet E-mail by Văn Nguyên Dưỡng chuyển