Sunday 17 August 2014

Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975

Chương II: Nhận Định Cuộc Chiến


a-Nhận định cuộc chiến Việt Nam phiá Quốc Gia Dân Tộc:
Sau đây là phần nhận định về Thưc Chất cuôc chiến Việt Nam của từng nhân vật lịch sử:
1-Hoàng Đế Bão Đại:(1913-1997)

Bảo Đại 1913-1997
Tiểu sử tóm lược:
Tên húy Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy
Sinh 1 năm 1913
tại Huế, Việt Nam

Mất 31 tháng 7 năm 1997
tại Paris, Pháp

Trị vì 1925 - 1945

Triều đại Nhà Nguyễn

Niên hiệu Bảo Đại (1926 - 1945)

Ghi chú Vị vua cuối cùng cuả triều Nguyễn.
Muốn tìm hiểu nhận định của Bảo Đại đối với cuộc chiến Việt Nam ,chúng ta tìm đọc 2 quyển sách liên quan đến Bảo Đại nhiều nhất đó là “BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM” và quyển hồi ký “Con Rồng Việt Nam”
Bối cảnh lúc đó tại Việt Nam (1945):Pháp yếu thế ,giao quyền lại cho Nhật cai trị VN,Nhật thua trận bởi lực lượng Đồng Minh ,VN lúc đó gần như vô chính phủ,Việt Minh lợi dụng thời cơ cướp chính quyền (danh từ do CS sử dụng):
Có tài liệu cho biết ngày 19 tháng 8 năm 1945 Hoàng Đế bảo Đại từ chối tấn công Việt Minh vì lo ngại một việc nội chiến tương tàn giửa người Việt với nhau . Phiá Nhật nhận chỉ thị của Đồng Minh là phải bảo vệ an ninh và trật tự cho dân chúng nên đã cử một đại tá đến gặp vua để dẹp bạo loạn Việt Minh .
Vua Bảo Đại đã nói với phiá Nhật :”Tôi triệt để khước từ sự bảo vệ cuả ông.Tôi ra lệnh ông phải rút bỏ ngay những công tác ấy .Tôi không muốn rằng một quân đội ngoại quốc làm chảy máu dân tộc tôi”
( trong Le Dragon d’Annnam nhật ký của Bảo Đại trang 117.)tiếc thay nghiả cử cao đẹp đó của Bảo Đại đã bị Hồ Chí Minh lợi dụng để phục vụ cho nhu cầu của Cộng sản Quốc Tế . Ý định của Hồ không phải đem lại Tự Do Độc Lập cho Việt Nam mà chính là để áp đặt chủ nghiả ngoại lai Cộng sản lên đầu toàn dân Việt Nam!!!
Trách nhiệm lịch sử của vua Bảo Đại ở giai đoạn nầy trước quyết định sai lầm bàn giao quyền hành cho Hồ cũng không phải là nhỏ !(Việt Sử Khảo Luận trang 1996).Chỉ hơn 7 tháng sau tức là ngày 16.3.1946 Bảo Đại đã hiểu rỏ về con người của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản nên tìm cách đi thăm viếng Trung Hoa ,thực tế là bỏ trốn chế độ CS!
“Hồ Chí Minh (1890?-1969) và Mặt trận Việt Minh liền lợi dụng thời cơ, nhanh tay cướp chính quyền tại Hà Nội ngày 19-8. Đại sứ Nhật tại Huế là Yokoyama vào yết kiến vua Bảo Đại, xin đem lực lượng Nhật tại Đông Dương (còn nguyên vẹn) dẹp tan cuộc đảo chánh của Việt Minh, nhưng vua Bảo Đại từ chối vì sợ cảnh nội chiến tương tàn trước sự lợi dụng của ngoại bang. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị ngày 25-8 và chính phủ Trần Trọng Kim giải tán”.
Vua Bảo Đại (1913-1997) là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn và cũng là ông vua cuối cùng của Việt Nam. Ngày 25 tháng 8 năm 1945 ông đã thoái vị với câu nói lịch sử:
"Muốn củng cố nền Độc Lập của nước nhà và bảo vệ quyền lợi của Dân Tộc.Trẩm sẳn sàng hy sinh về tất cả các phương diện.Trẩm để hạnh phúc của dân Việt Nam lên trên ngai vàng của Trẫm.Trẫm ưng được làm Dân một nước Độc Lập hơn làm Vua một nước bị trị. "
Bình luận việc nầy cho thấy không phải lúc ấy Bảo Đại quá sợ lực lượng Việt Minh ,vì lúc đó lực lượng VM tại Hà Nội chỉ vỏn vẹn 30 người với 17 khẩu súng lục.(VSKL quyển 4 trang 1993).
Sau đó ông được ông Hồ Chí Minh mời làm cố vấn tối cao cho chính phủ liên hiệp cùng với giám mục Công Giáo Lê Hữu Từ. Nhưng chẳng bao lâu, nhận ra ý đồ của ông Hồ và phe nhóm muốn xích hóa Việt Nam, ông đã thôi hợp tác. Năm 1949, theo lời yêu cầu của một số chính khách quốc gia, Bảo Đại trở lại chính trường với tư cách là quốc trưởng cho đến ngày 23 tháng 10 năm 1955 thì bị truất phế qua một cuộc “Trưng Cầu Dân Ý “,ông tiếp tục sống lưu vong ở Pháp cho đến khi qua đời ngày 31 tháng 7 năm 1997.
Vua Bảo Đại hiểu rỏ CSVN, sau khi trao quyền cho Hồ Chí Minh năm 1945, đồng thời ông cũng hiểu rỏ Hồ Chí Minh là người của Quốc Tế Cộng sản không có lòng yêu nước thật sự .Trong cuộc chiến từ 1945 đến 1975 Hồ chỉ thi hành các chỉ thị của CSQT để tấn công miền Nam gây cảnh huynh đệ tương tàn .Trong quyển hồi ký “Con Rồng Việt Nam” ông đã ghi rỏ những việc làm của thủ tướng Ngô Đình Diệm người mà sau nầy đã đưa ra cuộc Trưng Cầu Dân Ý truất phế ông ,nhưng ông nhận xét rất vô tư và lên án CSVN đã quấy động,gây rối làm thiệt hại cho Đất Nước và Dân Tộc:
"Hỏi: Tại sao Ngài lại trao quyền cho ông Ngô Đình Diệm để rồi ông này lật Ngài?"
Vua Bảo Đại cũng trả lời ngay :
"Ông Diệm là người tôi tín nhiệm. Lúc đó thế lực của Pháp đã thất bại. Phía Cộng Sản đã được Liên Sô tích cực ủng hộ về mọi mặt nên tôi khuyên ông Diệm nên tìm sự ủng hộ của Mỹ để có thể ngăn chặn (endiguer) sự bành trướng của Cộng Sản. Việc ông ta lật tôi là do sức ép của chính trị. Ông Diệm là NGƯỜI YÊU NƯỚC, lúc trao quyền tôi có yêu cầu ông ấy cam kết với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa, vì ông ấy rất mộ đạo, là phải giữ vững miền Nam, và nếu không làm được sứ mạng ấy thì phải trao trả quyền lại cho tôi. Nhưng rồi ông ta đã CHẾT KHI THI HÀNH NHIỆM VỤ. Dù sao thì ông ta cũng cố giữ những lời cam kết ấy mà không được."
Có lẽ vì đã từng là quốc trưởng và đã phải đối phó với Cộng sản, có kinh nghiệm về các phương pháp khuấy động gây rối của cộng quân, hơn nữa tin tưởng ông Ngô Đình Diệm là người yêu nước thương dân, nên Bảo Đại không tin ông Diệm có thể bách hại Phật Giáo. Trong hồi ký ông đã viết:
"Tất cả đang tiến tới, thì chính phủ (Ngô Đình Diệm) gặp phải sự chống đối của các nhà sư. Ông Diệm và Nhu là người Công Giáo. Các nhà sư được cộng sản giật giây và mật vụ Mỹ tiếp tay, liền bắt đầu hành động. Chính quyền phải đối phó lại. Vô hình chung như mang mặc cảm kỳ thị tôn giáo…Ai đã xúi dục họ gây loạn, ai ? Họ ở đâu tới? Làm sao biết được họ từ Hà-nội vào hay từ Bắc Kinh tới?…"
Trong sách "Con Rồng Việt Nam" hồi ký của vua Bảo Đại, do Nguyễn Phước Tộc xuất bản năm 1990, tại Paris, trang 187,thời điểm tháng 8.1945 đáp lời kêu gọi thoái vị của Việt Minh,vua Bảo Đại đã nói nguyên văn:
“Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.”
"Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam,
"Vì nền độc lập của Việt Nam,
"Để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổ quốc.
"Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 3 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết.
"Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng . ”
Trong các câu nói trên Bảo Đại không nói rỏ tranh chấp với hình thức nào,nhưng rỏ ràng ông muốn nói đến xung đột bằng súng đạn,vì ông dùng chử : “ đưa cả nước vào hỗn loạn đau thương”và xem đây là một cuộc nội chiến “có lợi cho kẻ xâm lăng”.Vua Bảo Đại cũng đã khuyên chính phủ Hồ Chí Minh dùng tình huynh đệ đối xử với các đảng phái ,phe nhóm khác với đường hướng cuả Mật trận Việt Minh,nhung sau đó Hồ và phe nhóm đã ra sức tàn sát các đảng phái và cả thường dân vô tội không chịu chấp hành chủ trương cuả đảng Cộng sản Việt Nam , đồng thời bọn họ đã tạo ra một cuộc nội chiến đẩm máu suốt 30 năm trời trên quê hương Việt Nam khốn khổ! Đồng thời Bảo Đại cũng đã thấy rỏ dã tâm của CSVN dùng chiêu bài chia rẻ tôn giáo để gây ra cuộc chiến đau thương cho cả dân tộc!Trong đó có cả lổi lầm cuả một số lãnh tụ tôn giáo :Phật Giáo,Công Giáo,Cao Đài,Hoà Hảo v.v… làm tay sai không công cho CSVN!.
Qua quyển hồi ký “Con Rồng Việt Nam “của vua Bảo Đại ta có thể tạm kết luận nhận định của ông qua cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 như sau :
1- Bảo Đại năm 1945 sẳn sàng nhường ngôi cho Việt Minh để thống nhất đất nước hoà hợp dân tộc để chống ngoại xâm,không chấp nhận Nội Chiến ,huynh đệ tương tàn , vua Bảo Đại kêu gọi CS hảy lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái và phe nhóm,nhưng CSVN luôn áp dụng đúng chỉ thị cuả CSQT là tiêu diệt giai cấp phản “Cách mạng”và tiêu diệt các tôn giáo, vì vậy sau đó vài tháng ông đã thấu rỏ dã tâm của Hồ muốn tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia đang cộng tác với Việt Minh đánh đuổi thực dân Pháp. Ông đã thấy được sự tàn ác của CSVN đối với các tôn giáo và đảng phái ,vì thế ông đã rút lui không còn là Cố Vấn danh dự trong chính phủ HCM nửa, đồng thời cố công đi tìm người có thực tâm yêu nước lên nắm chính phủ. Ông đã kết luận :“Xích hoá Việt Nam ,gây cuộc nội chiến 1945-1954 là do CSVN nhận chỉ thị của CSQT mà thôi ”.
2- Năm 1954 sau khi hiệp định đình chiến Genève phân chia 2 miền Nam Bắc theo chủ trương của CSVN và CSQT đi ngược lại nguyện vọng của toàn dân Việt,nên ông đã hai lần khẩn khoản mời ông Ngô Đình Diệm để trao quyền thành lập chính phủ Quốc Gia chống lại sự xâm lăng của CS Bắc Việt.Lúc nầy không còn là cuộc nội chiến nửa mà là một cuộc xâm lăng một nước có chủ quyền và có chính phủ ,quân đội độc lập được quốc tế công nhận(nhưng lúc đó cả 2 miền Nam và Bắc VN chưa được vào Liên Hiệp Quốc)
3- Những biến động sau nầy tại Việt Nam (1954-1963) dù đang sống lưu vong tại Pháp,cựu hoàng Bảo Đại cũng nhận định rỏ ràng cuộc chiến 1945-1954 do CSVN thực hiện là một cuộc Nội Chiến và cuộc chiến sau 1954 là cuộc xâm lăng do đảng CSVN nhận chỉ thị của Nga Tàu,các cuộc biến động ,giết hại lẩn nhau đều do CS chủ trương .
4- Tuy nhiên cuộc sống của ông, ảnh hưởng bởi các cố vấn Pháp phần nào nặng về hưởng thụ vật chất , cho mình là bậc quân vương theo quan niệm phong kiến là các thần dân phải phục vụ cho vua chúa,nên sự đóng góp của ông cho Quốc Gia dân tộc không được là bao, so với vị thế mà ông đã có.


2-Tổng Thống Ngô Đình Diệm :


Ngô Đình Diệm 1901-1963.
http://www.vnfa.com/ct/un_hongo.html

Thân Thế Sự Nghiệp của Cố TT. Ngô Ðình Diệm
I.- 1901-1933
Tổng Thống Ngô Ðình Diệm sinh ngày 3-1-1901 tại Huế, là con trai thứ 3 của một gia đình gồm 6 trai 2 gái. Hai người anh của Cụ là Ông Ngô Ðình Khôi bị Việt-Minh hạ sát năm 1945 đang khi làm Tổng Ðốc tỉnh Quảng Nam và ÐTGM Ngô Ðình Thục. Ba người em là các ông Ngô Ðình Nhu, Ngô Ðình Luyện và Ngô Ðình Cẩn; 2 người em gái là bà Ấm và bà cả Lễ.
Thân sinh TT Diệm là cụ cố Ngô Ðình Khả, nguyên quán làng Ðại Phong, quận Lệ Thủy Tỉnh Quảng Bình. Cụ cố là vị khoa bảng nổi danh, đã từng làm Thượng Thư, thầy dạy và cố vấn của vua Thành Thái.
Vì được rèn luyện trong một gia đình Nho Giáo, dưới sự hướng dẫn của cụ cố thân sinh và người đỡ đầu là Thượng Thư Bộ Lại Nguyễn Hữu Bài; trong tinh thần Thiên Chúa Giáo hợp với triết thuyết Khổng Mạnh, nên cụ Diệm đã hấp thụ được những cá tính đặc biệt: cương nghị, thanh liêm, dũng cảm, chính trực, quảng đại, bất khuất, hy sinh quên mình vì dân vì nươc, sống cho đồng bào và chết cho tổ quốc.
Vừa trên 20 tuổi, đối với đại đa số quần chúng là năm vừa chập chững bước chân vào đời, thì cũng vào tuổi đó, Cụ đã được triều đình bổ nhiệm làm Tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Năm 30 tuổi, cụ đã được thăng nhiệm làm Tổng Ðốc các tỉnh Phan-Rang rồi Phan Thiết. Nổi danh như cồn vì đã biết sử dụng uy quyền của mình để bênh vực quyền lợi của dân chúng nhất là những người nghèo khổ, đã can đảm có những hành động chống lại việc sưu thuế bóc lột của thực dân Pháp.
Năm 32 tuổi, Cụ lại được triều đình mời giữ chức vụ Thượng Thư Bộ Lai kiêm thư ký Ủy Ban Hỗn Hợp Việt Pháp gồm các Bộ Trưởng và các viên chức cao cấp người Pháp. Ủy Ban này có nhiệm vụ nghiên cứu và thi hành các hiệp ước giúp cải thiện đời sống dân chúng.
Nhưng sau 4 tháng, Cụ từ nhiệm vì nhận thấy dã tâm của thực dân không bao giờ muốn thi hành đúng đắn hiệp ước lại còn trắng trợn bác bỏ các đề nghị hữu lý của Cụ và còn tăng gia những hành động đàn áp các tổ chức có khuynh hướng mới.
II.- 1933-1954
Sau khi từ quan, Cụ trở về dậy học tại trường Providence Huế và cũng từ thời gian ấy Cụ bí mật tổ chức phong trào Cách Mạng chống thực dân Pháp. Cụ liên lạc với các nhà Cách Mạng lão thành như các cụ Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng và Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể để học hỏi thêm kinh nghiệm.
Chính Cụ Phan Sào Nam đã ngưỡng mộ cụ Diệm như là một anh hùng cái thế mới hơn 30 tuổi đầu mà đã vì dân vì nước chống lại thực dân không màng danh vọng phú quý.
Phong trào của cụ phát xuất tại Huế và lan rộng đến hầu hết các tỉnh miền Trung đã bị Pháp theo dõi rình rập. Năm 1944, thực dân Pháp bố ráp phong trào của Cụ, nhưng Cụ đã nhanh chân trốn thoát sang Ai Lao, vì được người thân tín cấp báo.
Tháng 3 năm 1945, Nhật Bản lật đổ chính quyền Pháp ở Ðông Dương. Bảo Ðại tuyên bố Việt Nam Ðộc Lập. Toàn dân vui mừng và mong mỏi chí sĩ Ngô Ðình Diệm đứng ra lập Nội Các. Nhưng sau nhiều lần được Ðại Sứ Nhật tiếp xúc mời mọc, Cụ vẫn không nhận lời vì tìm hiểu được rằng quân phiệt Nhật cũng như thực dân Pháp đều không muốn cho Việt Nam độc lập mà chỉ cần Cụ ra làm bù nhìn cho chúng.
Cuối năm 1945, trên đường hoạt động từ Sàigòn ra miền Trung, Cụ Diệm bị Việt Minh bắt tại Tuy Hòa, đưa ra Bắc cầm tù hơn 4 tháng tại Tuyên Quang. Tháng 2 năm 1946, Hồ Chí Minh thấy rằng nhiều người đã nhận diện Việt-Minh là Cộng Sản trá hình nên muốn mời tù nhân Ngô Ðình Diệm tham gia chính quyền để làm bình phong.
Hồ chí Minh những tưởng sẽ đối diện với một con người hoàn toàn mất tinh thần, sẵn sàng khuất phục, nhưng ai ngờ lại chạm trán phải một người can đảm bất khuất dám nói thẳng vào mặt mình:
"Ông và Tôi đều có quan niệm hoàn toàn trái ngược nhau về dân tộc Việt Nam, các hành động của thủ hạ Ông đã chứng minh điều đó. Ông hãy trả lời cho tôi biết là tại sao Ông hãm hại anh tôi (Ngô Ðình Khôi) và Ông cứ nhìn thẳng vào mắt tôi xem tôi có phải hạng người khiếp sợ Ông không?"
Hồ Chí Minh không thành công trong việc chiêu dụ nên phải miễn cưỡng để Cụ Diệm ra đi.
Năm 1950, nhân dịp xuất ngoại dự năm Thánh, Cụ được linh mục Houssa giới thiệu sang Hoa Kỳ, trú ngụ tại tu viện Maryknoll, Lakewood TB New Jersey.Tại đây Cụ đã được mời đến nhiều Ðại Học danh tiếng Hoa Kỳ để diễn thuyết và gây được nhiều cảm tình và tiếng tăm với chính khách và dân chúng Mỹ.
Ðầu năm 1953, Cụ Diệm được người thân tín mời về Pháp để sửa soạn tham chính. Khi đó chính phủ Pháp đang bối rối về vấn đề Ðông Dương, dân chúng bắt đầu chán ngấy chiến tranh. Tại Việt Nam thì tình hình càng ngày càng sôi động, vì Nga Sô và Trung Cộng ồ ạt yểm trợ cũ khí cho Việt Minh đánh phá các vùng Việt Bắc và đã chiếm được vùng Cao Bắc Lạng làm căn cứ.
Chính phủ Pháp đưa tướng Navarre sang chiến trường Ðông Dương để mong cứu vãn tình thế. Ngày 29 tháng 11 nam 1953, Ðại Tá De Castries được đề cử chỉ huy trận Ðiện Biên Phủ. Mục đích của Pháp đem quân vào thung lũng Ðiện Biên là để nhử cho cộng quân xuất đầu lộ diện hầu có thể dùng vũ khí chiến lược tiêu diệt địch quân cũng như để chặn đường tiếp tế từ Ai Lao và Trung Cộng đến.
Ðầu năm 1954, Ông Bửu Hội được mời ra lập chính phủ Liên Hiệp chuyển tiếp thay thế Nguyễn Văn Tâm, nhưng quân đội vẫn do Nguyễn văn Hinh nắm giữ.
Ngày 3 tháng 2 năm 1954, trận Ðiện Biên Phủ mở màn. Những ước tính của tướng Navarre đều sai lầm và - gậy ông lại đập lưng ông. 12,000 quân Pháp đã bị 51,000 cộng quân vây hãm tứ phía. Ngày 7-5-1954 Ðiện Biên Phủ thất thủ với kết quả là 10,000 quân Pháp bị bắt làm tù binh và hơn 2,000 chết và bị thương.
Ngày 24 tháng 6 năm 1954, Cụ Diệm lên đường về nước để lập chính phủ theo lời mời của quốc trưởng Bảo Ðại. Ngày song thất 7-7-1954 Cụ Diệm chính thức nhận quyền Thủ Tướng. Mời cụ Diệm về cầm quyền trong một tình thế hoàn toàn đen tối và vô hy vọng này họ chỉ có dụng ý duy nhất là đốt cháy tương lai chính trị của Cụ mà thôi. Chính Cụ cũng biết dã tâm của họ như vậy, nhưng Cụ đã nói: "Ðây là hy vọng của Tôi, nếu để trễ quá thì không còn hy vọng nào nữa. ". Trong nước lúc bấy giờ ai cũng chỉ còn hy vọng vào một mình Cụ.
III.- 1954 - 1963
Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hiệp Ðịnh Genève được ký kết giữa 2 phe Pháp và Việt Cộng, chia đôi đất nước Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới.
Bắt đầu từ tháng 8 năm 1954, công đầu của Cụ Diệm là đưa hơn một triệu đồng bào phía Bắc vĩ tuyến 17 vào định cư tại miền Nam. Cụ đã chỉ thị cho các chính quyền địa phương tích cực giúp đỡ công cuộc định cư bằng đủ mọi phương tiện, đem lại an sinh cho đồng bào tại vùng đất mới. Những vùng định cư mới DarLac, Ðức Lập, Bình Giả, Bình Thuận, Khánh Hòa, Tuyên Ðức, Long Khánh, Biên Hòa được phát triển nhanh chóng và tốt đẹp.
Ngay tại Sàigòn, thì Cụ gặp nhiều trở ngại lớn lao vì những sự phá rối của tay sai thực dân cũng như của nhóm Bình Xuyên. Tháng 10 năm 1954, một cuộc biểu tình tuần hành ủng hộ cụ Diệm tại trung tâm thành phố bị công an Bình Xuyên cản trở, nổ súng giết hại mất 6 người. Cụ Diệm quá xúc động và chán nản đã định từ chức nếu không có sự cản ngăn và khuyến khích của một vị cố vấn tinh thần.
Ðược khích lệ, Cụ tiếp tục công cuộc định cư và dần dần tiếp xúc với các giáo phái Cao Ðài, Hòa Hảo để ủng hộ Cụ hay ít ra cũng đứng ra ngoài cuộc tranh chấp của Cụ với Bình Xuyên. Cụ kêu gọi được tướng Trình Minh Thế về phe và cuộc dẹp loạn Bình Xuyên cùng tay sai thực dân bắt đầu.
Song song với chương trình định cư, Cụ còn để tâm cải tổ guồng máy hành chánh, quân bằng nhân sự và trẻ trung hóa quân đội, xóa dẹp nhiều tệ đoan xã hội.
Ngày 23 tháng 10 năm 1955, qua sự trưng cầu dân ý, toàn dân bỏ phiếu quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ và bầu Cụ Ngô Ðình Diệm làm Tổng Thống. Ngày 26 tháng 10 năm 1956, Cụ Diệm trở thành Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa. Dư luận trong và ngoài nước nhất là tại Hoa Kỳ rất thuận lợi cho Cụ. Thế giới tự do đã coi Cụ là một nhà lãnh đạo sáng chói nhất Á Châu, một chiến sĩ chống Cộng tài ba nhất thế giới. Còn còn được gán cho danh hiệu "Churchill của Việt Nam."
Từ một tình thế hoàn toàn tuyệt vọng, đến một tương lai sán lạn, một miền Nam tự do được gần 50 quốc gia trên thế giới công nhận, trong vòng 2 năm trời thật là một thành công hiếm có.
Từ năm 1956 đến 1960 được coi là thời kỳ cực thịnh của Ðệ I Cộng Hòa. Rừng núi hoang vu được khai khẩn thành dinh điền trù phú, đồng khô đất nẻ đã biến thành ruộng lúa phì nhiêu. Bảo đảm an sinh cho đồng bào rồi, Cụ gia tăng nỗ lực phát triển văn hóa xã hội, cải tiến nền giáo dục, chỉnh đốn Viện Ðại Học Sàigòn, thành lập Viện Ðại Học Huế.
Tháng 10 năm 1959, Cụ giáng xuống đầu Cộng Sản một đòn chí tử đầu tiên bằng cách cho thi hành chiến dịch "Tố Cộng" trên toàn quốc nhằm mục đích vạch mặt chỉ tên những phần tử Việt-Cộng nằm vùng.
Thuở đầu, Hồ Chí Minh và bè lũ đều nghĩ là thời gian, quá lắm là năm ba tháng sẽ làm tiêu tan sự nghiệp của Cụ Diệm, nhưng sau kết quả trái ngược, nên CSBV đã chỉ thị cho tay sai nằm vùng bắt đầu tái hoạt động và đưa cán bộ từ Bắc xâm nhập miền Nam để khủng bố và gây rối loạn, đồng thời trên địa hạt quốc tế chúng vu khống cho Cụ Diệm làm tay sai cho đế quốc Mỹ.
Cụ Diệm phản công ngay bằng quốc sách Ấp Chiến Lược từ đầu năm 1962 đến tháng 5 năm 1963, nhằm mục đích qui tụ nông dân Quốc Gia vào với nhau đồng thời cô lập hóa VC ra khỏi Ấp.
Sau khi xâm chiếm miền Nam năm 1975, chính VC đã phải thú nhận rằng những Ấp Chiến Lược trong thời Ðệ I Cộng Hòa đã đem lại cho chúng những khó khăn, trở ngại, lo sợ và phiền phức nhất trong cuộc chiến.
Chính Biến 1-11-1963
Chính biến 1-1-1963 đã kết thúc đời Cụ Diệm trong chiếc Thiết vận xa M-113 khoảng 8 giờ 30 sáng ngày 2-11-1963 trên con đường Hồng Thập Tự.
Cụ Diệm chết đi, dân tộc Việt Nam đã mất đi một vị Tổng Thống anh linh tài đức có một không hai trong lịch sử và mảnh đất thân yêu miền Nam Việt Nam cũng đa rơi vào tay Cộng Sản sau ngày 30.4.1975.”

Trước khi bàn về những nhận định của ông Ngô Đình Diệm trong cuộc chiến 1945-1963 có lẻ ta nên xem xét uy tín và công việc lãnh đạo của ông để chống làn sóng xâm lăng của CSVN qua các nhận định của những vị nguyên thủ quốc tế và quốc nội như sau :
Có thể nói nhân vật lịch sử nầy có nhiều nhận định trái ngược nhau ,người thì khen là một nhà ái quốc chân chính,người thì chê là cai trị độc tài,gia đình trị nhưng có thể nói ông là người mà được các nguyên thủ quốc gia Tây Phương ca ngợi nhiều nhất :
-Dwight D. Eisenhower: Ngô Đình Diệm, con người thần kỳ .
-Lyndon Baines Johnson: Ngô Đình Diệm, Churchill của thập kỷ tại Á Châu .
-Richard Nixon:Tổng Thống Ngô Đình Diệm ví như tảng đá đỉnh vòm. (keystone of a dome)
Trong nước thì có những nhận xét về ông như sau :
-Bảo Đại: Ngô Đình Diệm nổi tiếng là thông minh, liêm khiết.
-Phan Bội Châu ,một nhà ái quốc chống thực dân Pháp đã nhận định: Ông Ngô Đình Diệm là Chí sĩ, Vĩ nhân .
-Hồ Chí Minh : Mặc dù là kẻ thù của nhau nhưng Hồ chí Minh cũng phải công nhận :Ngô Đình Diệm là người tốt và yêu nước .

Nhân định về cuộc chiến VN từ 1945-1963 Tổng Thống Ngô Đình Diệm có những chủ trương như sau :

1- Ngay từ lúc còn là một tuần phủ trẻ tuổi( 31 tuổi) dưới triều đình nhà Nguyễn (vua Bảo Đại ) Ngô Đình Diệm đã có một tấm lòng yêu nước thiết tha,mưu tìm độc lập ,tự do cho Việt Nam nhưng bằng đường lối ôn hoà ,bất bạo động với hoài bảo giải trừ thực dân Pháp nhưng không cầu cạnh ngoại bang,vì ông cho rằng áp dụng chủ nghiã Cộng sản để giải trừ ách thực dân thì kết quả còn tệ hại hơnvì CSQT luôn áp đặt mục tiêu thôn tính toàn cầu,thiết lập chuyên chính vô sản toàn thế giới.Vua Bảo ại và nhà ái quốc Phan Bội Châu cũng đã kính trọng tấm lòng ái quốc của ông.Với chức vụ thượng thư Bộ Lại (Bộ Nội Vụ đứng đầu nội các )của Bảo Đại ông Ngô Đình Diệm đã can đảm từ chức vì thấy Pháp không thực tâm tôn trọng chủ quyền quốc gia và canh tân Việt Nam do Pháp cam kết bảo hộ.
Sau đó năm 1954 khi thế lực Pháp suy yếu,CSVN thì chạy theo chủ nghiả Quốc Tế Cộng sản làm tay sai cho Nga Tàu ,đối đầu với khối Tự Do do Tây Phương ủng hộ.Quốc Trưởng Bảo Đại một lần nửa lại mời ông đãm nhận chức thủ tướng để lèo lái con thuyền Quốc Gia còn non trẻ vừa chống với Thực dân ,vừa chống với chủ trương độc tài của Cộng sản .
2- Lập trường chính trị của Ngô Đình Diệm hoàn toàn khác xa với Hồ chí Minh,cho dù đang lúc bị CS giam giử , đích thân Hồ mua chuộc để hoạt động cho ông ta nhưng ông Diệm vẫn can đãm từ chối lời mời hợp tác với Hồ .
3- Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong thời gian 9 năm điều hành đất nước (1954-1963)với chủ trương “ Đả Thực,Bài Phong,Tiểu Trừ Cộng Phỉ “ tức là đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước ta ,bão vệ Độc Lập nước nhà,bài trừ Phong Kién triều Nguyễn đem Tư Do Dân Chủ cho toàn dân,dẹp tan lủ giặc cướp Cộng sản để mọi người no ấm,thương yêu lẩn nhau . Ông Ngô Đình Diệm luôn luôn giử vững lập trường Quốc Gia chân chính: Bảo vệ chủ quyền,bảo vệ lãnh thổ ,không chấp nhận sự can thiệp của ngoại bang vào VN dù CSVN lúc đó tìm mọi cách xâm nhập bộ đội chính quy từ Bắc vào Nam ngày càng nhiều hơn. Bởi vì ông hiểu rỏ :chấp nhận sự có mặt của Hoa Kỳ vào Miền Nam sẽ làm mất đi chính nghiả cuộc chiến đấu tự vệ chống CS xâm lược và tạo cớ cho CSBV chống Mỹ cứu nước.
4- Cuộc chiến Việt Nam 1954-1963 là Cuộc Chiến Tự Vệ vì hoàn toàn không có hành động quân sự nào cuả Miền Nam tấn công ra Bắc ,ngược lại Miền Bắc đã vượt vĩ tuyến 17,xâm nhập và tấn công Miền Nam theo lệnh của CSQT. Dù vậyvới tấm lòng nhân ái,không muốn một cuộc chiến Huynh Đệ Tương tàn, Ông Ngô Đình Diệm một mặt lo chống đở đồng thời tiến hành những cuộc thương thảo với Miền Bắc để đi đến Hiệp Thương tránh đổ máu giửa người Việt với nhau.
Trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi tác giả Hoành Linh Đỗ Mậu có trích dẫn bức thư của ông Võ Như Nguyện: Cuối thư có đoạn thuật lại lời ông Diệm tâm sự với ông Nguyện:

“… Vả tôi với chú Nhu có ý dù hai miền Quốc Cộng tranh chấp nhưng đều là máu mủ ruột thịt, phải có biện pháp anh em giải quyết lấy chiến tranh, đỡ tốn hao sinh mạng, tài sản. Rồi bên nào kéo dài, chung quy sẽ bị lệ thuộc vào một cường quốc và đất nước chia rẽ, vì các cường quốc có ý định chia rẽ cả….” người ta sẽ thấy ông Diệm muốn tránh đổ máu chừng nào tốt chừng đó và không muốn để các cường quốc đắc lợi trong cuộc tranh chấp nội bộ,một cuộc Nội Chiến tại Việt Nam do CS chủ xướng.
Trong Nguyên Sa Hồi Ký (ấn hành năm 1998), giáo sư Trần Bích Lan, đã thuật lại chuyện ông và hai giáo sư Nguyễn Văn Phú và Nguyễn Xuân Nghiên đã có dịp nghe Tổng Thống Diệm trả lời một trong 3 câu hỏi của các ông một cách tương tự. Câu hỏi là tại sao ta không dồn lực lượng đánh một vài trận lớn để giải quyết chiến tranh mau chóng mà cứ đánh cầm chừng nhì nhằng như thế này.
Ông Diệm đã nói : “Bản chất cái chiến tranh này nó như thế. Mở rộng chỉ chết thêm lính và dân, mà cũng chẳng giải quyết được gì.” Ba mươi lăm năm sau, nhìn lại, nhà giáo và nhà thơ của chúng ta đã thấy câu trả lời của ông Diệm không phải ngụy biện như các ông nghĩ lúc trước, mà là những lời tiên đoán thời cuộc rất chính xác.
Những gì ông Ngô Đình Nhu nói trong một lễ bế mạc lớp học tập về Ấp Chiến Lươc khóa XII, ngày 22/6/1963… cũng tương tự như thế:
“Chúng ta là một nước nhỏ bé đứng giữa hai khối. Nếu bên thế giới tự do tăng cường viện trợ cho ta thì thế giới cộng sản cũng sẽ tăng viện trợ cho phía họ. Hai bên cứ tăng cường như vậy sẽ đưa cái mức chiến tranh càng ngày càng lên cao. Và số phận chúng ta rồi mai đây sẽ ra sao?”
Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa Dân Tộc và chống Cộng kiên quyết,chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam ,lập trường của ông rất dứt khoát ,Ông nói:
"Nếu quý vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam. "

Lập trường của ông Ngô Đình Diệm rỏ ràng là vì Quốc Gia,Dân Tộc không muốn làm “tiền đồn” cho ai cả vì sẽ phải lệ thuộc quá nhiều vào viện trợ Mỹ, và sẽ làm cớ cho Liên Xô và Trung Cộng nhảy vào xâu xé Việt Nam mà thôi.
Đây là một sự kiện lịch sử cần được xem xét cẩn thận,không nên vội lên gân và kết tội một cách vội vã là anh em ông Diêm muốn hiệp thương (thoả hiệp) với cộng sản hay là đâm sau lưng chiến sỹ.Bởi vì xét cho cùng thì 1972 tại sao Hoa Kỳ thương lượng với Trung Cộng thì được, còn hai miền cuả Việt Nam gánh chịu bao đau thương do chiến tranh thì không được thương lượngvới nhau trong tình Dân Tộc.(Khác với tình thế hiện nay ,2009 CSVN quyết tâm cai trị dân VN bằng đường lối độc tài sắt máu,không chấp nhận đối thoại và đối lập thì lại có một số người định chạy theo đường lối Hoà Hợp Hoà Giải bịp bợm của chúng!)
Nhận định về ông Ngô Đình Diệm của Minh Võ nhà khảo cứu lịch sử,một sỹ quan cấp tá nghành Tâm Lý Chiến QLVNCH đã viết như sau:
“Dưới ánh sáng của những sự kiện lịch sử vừa nêu, nhìn lại dĩ vãng, chúng tôi thấy sách lược đấu tranh mà hai anh em ông Diệm toan tính áp dụng tại Việt Nam trước khi các ông bị giết rất có cơ sở, và đáng lý nó đã phải thành công. Và nếu nó thành công thì miền Nam Việt Nam với danh xưng Việt Nam Cộng Hòa sẽ tồn tại trong một thời gian khá lâu: hoặc có thể thống nhất một cách vinh quang như nước Đức. Bằng không thì tối thiểu cũng tồn tại trong phú cường giống như Nam Hàn hay Đài Loan.”
“Còn thời 1962–1963 thanh thế của ông Diệm hơn hẳn ông Hồ. Nếu ông Diệm chịu liên hiệp là liên hiệp trong thế mạnh. Hãy tạm lấy một ví dụ đơn giản là hòa tan dung dịch có hai màu đối chọi; xanh đậm (Diệm) với hồng lạt (Hồ). Màu nào đậm hơn sẽ lấn át và thắng màu lợt. Dĩ nhiên thực tế chính trị phức tạp hơn, vì còn mưu sâu của con cáo nổi danh hơn người. Nhưng về điểm này ông Diệm đã có kinh nghiệm từ những bài học lịch sử nói trên với cộng sản. Hơn nữa ông Diệm không phải là một chính khách non nớt, không biết rõ đối phương như người ta tưởng.”
“Vì những lý do trên, theo ý kiến chủ quan của tôi, nếu, vâng, nếu, một chữ nếu không có trong lịch sử! nếu anh em ông Diệm không bị chết, và việc hiêp thương giữa hai miền Nam Bắc được thể hiện vào thập niên 60 thế kỷ trước, thì chẳng những Hoa Kỳ đã không phải đổ 2 triệu quân vào Việt Nam khiến hơn 58 ngàn lính Mỹ chết mà Việt Nam cũng tránh được một cuộc chiến tương tàn làm trên 3 triệu tử vong.”
Có nhiều ý kiến của người Việt Quốc Gia chưa đồng ý với nhận định của Minh Võ một cách hoàn toàn :
a- Họ chưa đồng ý là khi đưa ra đề nghị “Hiệp Thương” chưa chắc là ông Diệm ở vào thế mạnh hơn so với CSBV vì CSQT thì yểm trợ cho miền Bắc hết mình ,còn Hoa Kỳ vừa viện trợ vừa o ép miền Nam đi theo ý họ, đề nghị Hiệp Thương đưa ra quá sớm,dể gây cú sốc cho đồng minh Hoa Kỳ vốn rất cứng ngắc , độc đoán không bao giờ nghe lời đề nghị của bất cứ ai mà họ chỉ làm theo quyền lợi Mỹ theo từng giai đoạn thời cuộc.
b- Nên nhớ cuộc thương lượng về 1 giải pháp Hiệp Thương thời điểm đó chĩ mới bắt đầu,hiện không còn tài liệu nào được công bố nên chưa hiểu rỏ nội dung , ý muốn của mỗi bên ra sao,nên cũng không thể nói “Mèo nào cắn mĩu nào” vì cả hai bên đều có kinh nghiệm già dặn không dể gì ông Diệm chịu Hiệp Thương mà chịu phần thua thiệt đâu.Vã lại thái độ cứng rắn ,uy dũng của ông Diệm ngay cả khi bị CS bắt năm 1945 mà cũng không chịu khuất phục thì làm sao với thế ngang ngửa ông Diệm lại chịu thua thiệt.Không nên đem thành bại mà luận anh hùng,dù sao thì sự can đảm cuả ông Diệm dám xem xét vấn đề Hiệp Thương dù không có sự đồng ý của Mỹ quả là 1 hành động đáng khâm phục hơn là chê trách. Vả lại trong thời điểm 1972 khi Hoa Kỳ thương lượng với Trung Cộng để mưu tìm hoà bình cho cuộc chiến thì không thể nào nói TT Nixon là phản quốc (Hoa Kỳ) vậy tại sao ta lại vội vả lên án ông Ngô Đình Diệm có ý phản bội quốc gia.
c- Có người cả nghi thì cho rằng Hồ là con cáo già trong khi hai bên thảo luận mà tung tin ra ngoài ,lập mưu nầy để mượn tay Mỹ hãm hại ông Diệm vì vậy mà Mỹ bật đèn xanh cho các tướng lãnh giết ông Diệm vì không theo đúng đường lối của Mỹ.Xin thưa đó là lập luận cuả CS,muốn đánh bóng Hồ và hạ uy tín của ông Diệm mà thôi. Ông Diệm đã nhờ trưởng đoàn Ba Lan trong ủy hội Kiểm Soát Đình Chiến là Mieczyslaw Maneli và còn có đại sứ Ý Giovanni d’Orlandi và đại diện của Vatican tại Việt Nam là Đức Cha Salvatore D’Asta cùng nhiều người khác nửa để làm trung gian thương lượng, đồng thời Ông Diệm , ông Nhu cũng đã công bố 1 cách bán chính thức,bán công khai cuộc Hiệp Thương nầy thì rỏ ràng hai ông đã lượng định kỷ càng và không quá ấu trỉ về chính trị như một số người lầm tưởng. Hoa Kỳ thì có nhiều kinh nghiệm trận địa chiến ,nhưng với chiến tranh du kích thì họ hoàn toàn mới mẻ ,vì thế các tướng lãnh HK thoạt đầu khi vào VN, họ nghĩ rằng có thể dể dàng thắng cuộc chiến tại VN,nhưng sau đó thì họ đã nghĩ khác sau khi tổn hao 58.000 binh sĩ thì họ mới đi tìm 1 giải pháp thương lượng.Còn ông Diệm và ông Nhu thì biết rất rỏ thực chất cuộc chiến là Cộng sản Bắc Việt chỉ là kẻ thừa hành cho Cộng sản Quốc Tế cần phải lôi kéo họ về với Dân Tộc.Chỉ tiếc là đề nghị Hiệp Thương nầy có lẻ quá sớm vì sau đó năm 1968-1972 thì Hoa Kỳ mới cố công tìm kiếm sự thương lượng giửa HK và Trung Cộng để mưu tìm 1 giải pháp ổn định Đông Nam Á mà không tổn hao sinh mạng đôi bên.
d- Ngày nay (2009)vị thế Quốc Cộng khác hẳn 1961 ,CSVN đang cầm quyền trên toàn cỏi Việt Nam bằng biện pháp ngoan cố,vá víu Xả Hội Chủ Nghiả thì dỉ nhiên áp dụng hoà hợp hoà giải với CSVN là đầu hàng,là trở cờ thì đáng bị lên án.Chừng nào CSVN chịu từ bỏ CNXH,bải bỏ toàn bộ Hiến Pháp ,chấp nhận “Trưng cầu Dân ý”một cách thành khẩn thì ngày đó mới hết đấu tranh đòi hỏi Dân Chủ cho VN.


Tóm tắt các nhận định cuả ông Ngô Đình Diệm tổng thống VNCH về cuộc chiến thời kỳ 1954-1963 như sau:
-Nhận viện trợ của các nước Đồng Minh giúp đở tài thiết và khôi phục VN,nhưng không chấp nhận đổ quân vào Miền Nam vì sẽ làm mất chính nghiả.
-Từ năm 1958 ông Diệm và Nhu đã đề ra chính sách Tam Túc,Tam Giác (tức là tự túc về Tư Tưởng ,tự túc về Tổ Chức,Tiếp liệu,Tự túc về Kỹ thuật. Tam giác là Tự giác bão vệ Sức Khoẻ, Đạo Đức,Trí Tuệ) để chống Cộng Sản theo cách VN mà không bị ngoại bang chèn ép. Không chấp nhận thể chế CS và đặt CS ra ngoài vòng Pháp Luật vì CNCS không có lợi cho Dân Tộc VN .
-Thời điểm 1956 , ông Diệm không chấp nhận Hiệp Thương vì lúc đó miền Nam chưa ổn định chính trị ,trong khi CS đã âm mưu cài 60.000 cán bộ ở lại trong Nam để khi bấu cử trong Tổng Tuyển Cử sẽ đem thắng lợi cho CS, điền nầy rỏ ràng đánh tan luận điệu của CSVN :sở dỉ có chiến tranh Nam Bắc là vì Miền Nam tầy chay Hiệp Thương,nhưng sau đó chúng ta thấy rỏ là từ 1960-1963 Miền Nam có cứu xét và thảo luận Hiệp Thương với Miền Bắc để tránh Nội Chiến trong khi đó thì Hồ và đảng CSVN cứ khăng khăng chủ trương “Xâm lăng Miền Nam” bằng mọi giá.Rỏ ràng hai chủ trương của 2 bên hoàn toàn khác nhau về mặt Nhân Ái .


Phụ đính :Nhận định cuộc chiến của ông cố vấn Ngô Đình Nhu bào đệ của cố TT Ngô Đình Diệm một chiến lược gia,lý thuyết gia,một thủ lảnh của đảng Cần Lao Nhân Vị qua quyển luận án chính trị nổi tiếng "Chính Đề Việt Nam "đã có những nhận định về cuộc chiến Việt Nam 1945-1963 như sau:

- http://chinhdevietnam.blogspot.com/2009/11/chinh-e-viet-nam-luan-chinh-tri-cua-ong.html Trang blog của Long Điền đăng toàn bộ quyển "Chính Đề Việt Nam "198 trang đã có ấn bản in năm 2004 .
-http://vietcatholic.net/News/Html/72733.htm Quan Điểm của Ông Ngô Đình Nhu về Hiểm Họa Xâm Lăng của Trung Cộng .Nhận định của T/S Phạm Văn Lưu:
"Về nội dung tác phẩm, có lẽ phần cuốn hút được sự ngưỡng mộ nhất của người viết là, trước đây gần nữa thế kỷ, ông Nhu đã nhận xét Liên Sô sẽ tự giải thể để làm hòa với Tây Phương và Trung Cộng sẽ thất bại trong việc sử dụng chủ nghĩa Cộng Sản để phát triển kinh tế, cũng như Âu Châu sẽ tập hợp lạii với nhau trong một khối thống nhất như Khối Liên Hiệp Âu Châu ngày nay.
…Sự Thiển Cận Của Nhà Cầm quyền Hà Nội :

Sự xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam có tính cách trường kỳ, nhưng những nhà lãnh đạo Hà Nội vì thiển cận và vì quyền lợi hẹp hòi của Đảng Cộng Sản và cũng có thể vì quyền lợi cá nhân ích kỷ của những vị lãnh đạo, đã không ý thức hiểm họa xâm lăng khiếp hải đó của Trung Quốc, họ đã xem nhẹ quyền lợi của quốc gia, dân tộc, đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, đánh mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, là khai thác những mâu thuẫn giữa hai khối Tây Phương và Liên Sô sau Thế Chiến Thứ Hai, để khôi phục độc lập và nhận viện trợ của cả hai khối để phát triển dân tộc…như Ấn Độ. Trái lại, việc cam tâm làm chư hầu cho Trung Cộng và Liên Sô đã đưa Việt Nam vào cuộc chiến tranh với Tây Phương một cách vô nghĩa và phi lý, và đã đem lai một hậu quả vô cùng khủng khiếp cho cả dân tộc, đó là sự hủy diệt toàn bộ sinh lực của quốc gia, cả về phương diện tinh thần lẫn vật chất và sinh mang của người Việt, trong suốt hơn 30 năm… Nhưng còn tệ hại hơn nữa, là sự nhận viện trợ đó từ Trung Cộng đã là tiền đề để rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam ngày nay.
Từ những năm đầu của thập niên 1960, ông Nhu đã nhìn thấu suốt được hiểm họa xâm lăng truyền kiếp đó như sau:

"Trong lịch sử bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, các biến cố xảy ra đều do hai tâm lý đối chọi nhau. Từ năm 972, sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đã mất một phần lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để thâu hồi phần đất mà Trung Hoa xem như là của họ. Bên kia, Việt Nam lúc nào cũng nỗ lực mang xương máu ra để bảo vệ nền độc lập của mình. Tất cả các sự kiện, xảy ra giữa hai quốc gia, đều do sự khác nhau của hai quan niệm trên."
…."Ý cố định của Trung Hoa là đặt lại nền thống trị và không lúc nào Trung Hoa thỏa mãn với sự thần phục và triều cống của chúng ta. Ngay những lúc mà quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung Hoa, thì các nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng khôn ngoan, tìm cách thỏa thuận với Trung Hoa và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc. Nhưng, điều mà Trung Hoa muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống. Trung Hoa, suốt gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất mà Trung Hoa coi như bị tạm mất."
…Xem thế đủ biết rằng, đối với dân tộc chúng ta họa xâm lăng là một mối đe dọa thường xuyên. (tr. 166)

Do đó, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp.

Sùng Bái Chủ Nghĩa Cộng Sản là một Sai Lầm Nghiêm Trọng
….Từ đây, chiến cuộc Việt Nam, biến thành một chiến trường quân sự và địa phương của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương. Những mâu thuẫn giữa Nga Sô và Tây phương mà, đúng lý ra, phải được dùng để phát triển dân tộc, lại trở thành những khí giới gieo rắc sự chết cho toàn dân. Những yếu tố của một cơ hội phát triển đã biến thành những khí cụ của một tai họa.

"Đồng thời, điều này vô cùng quan trọng cho chúng ta, sự chi phối của Trung Hoa, và sau lưng sự chi phối, sự đe dọa xâm lăng của Trung Hoa, mà chúng ta đã biết là vô cùng nặng nề, một cách liên tục, cho chúng ta trong hơn tám trăm năm, tạm thời đình chỉ trong gần một thế kỷ Pháp thuộc, đã bắt đầu hoạt động trở lại dưới các hình thức viện trợ và cố vấn quân sự cho quân đội của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam."
…"Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.

"Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc. "

"Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian."

"Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô."


3-Tổng Thống Nguyễn van Thiệu :

Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001)

Tiểu sử:
Ông Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 11 Tháng 12, 1924 tại làng Trí Thủy gần tỉnh lỵ Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Ông lập gia đình tại Mỹ Tho với Cô Nguyễn Thị Mai Anh, có ba con và một con nuôi. Ông thụ huấn Khóa Sĩ Quan Căn Bản Bộ Binh tại trường Coetquidan (Pháp quốc, 1949 và tốt nghiệp tháng Sáu 1950). Ông được bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Đà Lạt QGVN tại Đà Lạt tháng 3, 1955. Ông đi Okinawa, Nhật năm 1962 thụ huấn tại trường Chỉ Huy Tham Mưu Thái Bình Dương, sau đó giữ chức Tư Lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh Biên Hòa . Năm 1964 được vinh thăng Thiếu tướng, rồi Trung Tướng năm 1965 và bắt đầu vào chính trường với chức vụ Phó Tổng Thống kiêm Tổng Trường Quốc Phòng trong chính phủ Phan Huy Quát, kiêm luôn chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Quân Lực. Năm 1965 ông được tín nhiệm trong chức vụ Chủ Tịch Uỷ Ban Lãnh Đạo QG. Đắc cử Tổng Thống nền Đệ Nhị CH trong hai nhiệm kỳ kể từ tháng 9, 1967.
Tháng Tư, 1975 trước áp lực của Hoa Kỳ và Cộng Sản Hà Nội ông từ chức Tổng Thống VNCH. Sau khi rời quê hương ông sống một thời gian tại Luân Đôn, Anh Quốc. Năm 1985 ông định cư tại HK và sống tại West Newton và sau đó Foxboro thuộc tiểu bang Massachusetts.
Ông tạ thế ngày 29 tháng 9, 2001 tại Bệnh viện Beth Israel Deaconess, Thành phố Boston, MA, hưởng thọ 78 tuổi.
- Trong suốt thời gian giử trách nhiệm lãnh đạo quốc gia ,tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã thực hiện được những điều như sau :

* Về quân sự, cố TT Nguyễn Văn Thiệu, trong trách vụ Tổng Tư Lệnh Quân Ðội, ông đã lãnh đạo QLVNCH, gây cho cộng sản những thất bại nặng nề qua 3 đợt tổng công kích năm Tết Mậu Thân (1968), đã có 100 ngàn bộ đội chính quy, du kích, cán bộ cơ sở nằm vùng đã bị loại khỏi vòng chiến. Sau đó, chiến tranh khốc liệt vẫn tiếp diễn, năm 1972, một lần nữa với sự lãnh đạo sáng suốt của ông, QLVNCH đã đẩy lui các cuộc tổng tấn công của Cộng sản Bắc Việt trên các mặt trận Trị Thiên, Komtum và Bình Long. Trong khi mặt trận còn nặc mùi thuốc súng, nóng bỏng, Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã không ngại hiểm nguy, đích thân đến chiến trường để ủy lạo và tưởng thưởng các chiến sĩ anh hùng của quân lực.

* Về chính trị, ông đưa ra Lập trường 4 KHÔNG làm chỉ nam cho sách lược chính trị của chính phủ VNCH là KHÔNG THỪA NHẬN CỘNG SẢN, KHÔNG TRUNG LẬP HÓA MIỀN NAM, KHÔNG LẬP CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP và KHÔNG NHƯỢNG ÐẤT CHO CỘNG SẢN.
Cố TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu đáng được lịch sử ghi nhận như sau:

- Ông là một vị Tổng Tư Lệnh dũng mãnh, không ngại hiểm nguy, đã đến tận chiến trường khi trận chiến còn nặc mùi khói súng để ủy lạo và tưởng thưởng các chiến sĩ anh hùng. -Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là con người bình dị, đó là bản tính chân thật của ông không hề dàn cảnh,phô trương và ông luôn luôn rất gần với lính, ông đã có mặt trong bất cứ trận địa nào dù nguy hiểm đến đâu ông cũng đều có mặt để an ủi và uỷ lạo tinh thần chiến đấu của chiến sĩ VNCH.

- Ông là một chiến sĩ đấu tranh cho TỰ DO chống Cộng sản độc tài đảng trị.
- Ông còn là một chiến sĩ cho đấu tranh cho DÂN CHỦ đã có công sáng lập nền đệ nhị Cộng hòa cho miền Nam, xây dựng một thể chế DÂN CHỦ PHÁP TRỊ cho nhân dân miền Nam mặc dù đất nước đang bị chiến tranh xâm lăng dày xéo .
-Ông là người cương quyết bão vệ lãnh thổ với quyết tâm không để một tất đất nào lọt vào tay ngoại bang, điển hình trong vụ hẩi chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1năm 1974 với cương vị tổng tư lệnh QLVNCH ông đã chỉ thị cho Hải Quân Vùng I Chiến Thuật dù hoả lực yếu hơn,dù cô thế (không được Đệ Thất Hạm Đội Mỹ hỗ trợ ) tấn đoàn công tàu chiến Trung Cộng đã ngang nhiên xâm chiếm Hoàng Sa.Trái ngược lại với hành động đê hèn của Bắc Việt gởi công hàm công nhận Hoàng Sa Trường Sa là của Trung Cộng!
- Và trên hết, Ông là một NHÀ ÁI QUỐC CHÂN CHÍNH đã không ngại hy sinh thân thế và sự nghiệp để đấu tranh cho người dân miền Nam có một nền hòa bình công chính trong Tự do và Dân chủ với chủ trương "Bốn Không". Chính mục tiêu tối hậu nầy mà ông đã sẳn sàng từ bỏ cương vị Tổng Thống để các cường lực chính trị sấp xếp một giài pháp chính trị cho Việt Nam".

Nhận định về cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của Chủ Tich Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn viết năm 2001 như sau :
“ Tôi nhận thấy Ông là một Lãnh tụ chánh trị cẩn trọng, cương nghị, và trên hết, Ông là người yêu nước. Ông ngày đêm lo âu về vận mệnh quốc gia, không ngừng toan tính về sự tranh thắng ngoài chiến trường chống kẻ thù, cũng như trên bàn hội nghị hòa đàm vừa chống kẻ thù và cay nghiệt thay, vừa đối phó với ngay cả đồng minh của mình.”
- Vào năm 1992, tại Hoa Kỳ ông đã lên tiếng tố cáo sự xích lại gần nhau giữa chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng ít lâu sau ông lại có ý muốn tham gia vào các cuộc thảo luận hòa giải dân tộc, điều này đã làm một số người cực đoan tức giận, còn tướng Trần Văn Đôn nhận xét qua hồi ký của mình (xuất bản năm 1997) thì ông Thiệu là người thức thời với chủ trương đối thoại giửa người trong nướcvới nhau dù khác chính kiến.

- Những quốc sách quan trọng của TT Nguyễn Văn Thiệu đã đạt những thành công rực rở:

1-Luật Người Cày Có Ruộng :
Vào năm 1970 TT Đệ Nhị VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ban hành Luật "Người Cày Có Ruộng" qui định ruộng đất không trực canh đương nhiên bị truất hữu và phải được bồi thường thoả đáng theo thời giá. Ruộng đất truất hữu được ưu tiên cấp phát cho tá điền (3 mẫu ở Nam phần và 1 mẫu ở Cao Nguyên và Trung phần). Điền chủ trực canh chỉ được giữ tối đa 15 mẫu. Tuy nhiên, Luật "Người Cầy Có Ruộng" không được phép áp dụng đối với ruộng đất của các tổ chức tôn giáo và ruộng đất hương hỏa gia đình của người dân.
Ở Miền Nam Việt Nam, phương thức sản xuất nông nghiệp kiểu phong kiến đã bị xoá sạch. Những phương pháp canh tác mới có tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng để gia tăng năng suất. Sau khi hoàn tất chương trình Người Cày Có Ruộng trong những năm 1970-1973 nước Việt Nam Cộng Hoà đã có 80 phần trăm tư sản trung nông hoá và thành phần nông dân này là lực lượng chính của sản xuất nông nghiệp ở Miền Nam Việt Nam.Còn lại khoảng 20 phần trăm là phú nông và tư sản trung nông giàu sở hữu chừng 10 phần trăm ruộng đất canh tác. Số người nông dân giàu có này ngoài việc canh tác số ruộng đất sau khi đã truất hữu còn lại, họ cũng kinh doanh các dịch vụ cơ khí nông nghiệp, lưu thông hàng hoá nông sản phẩm, chế biến thực phẩm nông sản trong một thị trường thương nghiệp nông thôn và lao động nông nghiệp rất tự do. Sau khi nước Việt Nam Cộng Hoà hoàn tất chương trình Người Cày Có Ruộng thì không còn thành phần đại-địa-chủ ở Miền Nam Việt Nam. Trong ba năm 1970-1973, kết quả của chương trình "Người Cày Có Ruộng" là đã chấm dứt chế độ tá canh ở Miền Nam Việt Nam khi tá điền trở thành điền chủ.

Qua hai so sánh vừa kể cho ta thấy chính sách Cải cách Điền Địa VNCH và CCRĐ cuả CSVN khác nhau ở 1 bên là giết người (phú nông,trung nông ,địa chủ) để cướp đất rồi nói là phát cho dân nghèo (thực tế là sau 2 năm CSVN đưa tất cả ruộng đất vào hợp tác xả nông nghiêp, thì nông dân nghèo cũng chẳng còn sở hữu đất đai gì cả. Còn Miền Nam theo chính sách của TT Nguyễn Văn Thiệu thì ruộng đ ất của đại địa chủ được chính phủ thu mua giá cả sòng phẳng rồi bán trả góp 12 năm cho nông dân nghèo.Đại địa chủ chỉ đưọc giử tối đa 15 mẩu nếu trực canh ,sau năm 1973 đã chấm dứt nạn "Tá canh " làm thuê ruộng của chủ điên vì nông dân đã được cấp,bán trả góp.
Sau 1975 đến nay thì sao? Hoàn toàn đất đai là thuộc sở hữu nhà nước ,người dân chỉ được quyền Sử Dụng Ruộng Đất tức là sổ đỏ .Có thể mua bán số đất của tổ tiên để lại ,còn c ác loại đất đai khác bất cứ lúc nào nhà nước cần trung dụng ,quy hoạch là phải bán với gía do chính quyền địa phương quy định! Một hình thức ăn cướp giửa ban ngày.Vì vậy có hàng ngàn nông dân hiện nay đi khiếu kiện đất ,chuyện xảy ra hàng ngày tại VN mà chính phủ không thể giải quyết nổi,có nông dân khiếu kiện,biểu tình gần 20 năm mà không được giải quyết.

2-Chương Trình Hữu Sản Hoá :
Chương trình nối tiếp từ thời TT Ngô Đình Diệm đến thời TT Nguyễn Văn Thiệu nhằm giúp đở ,cải tiến ngành nghề như xích lô đạp,xe thổ mộ,xe ba gác được mua trả góp xe lam,xe taxi ,biến những người thuê xe kiếm sống trở nên chủ nhân thực sự những phương tiện chuyên chở công cộng, vừa tạo đời sống khá hơn cho người lao động nghèo,vừa cải tiến phương tiện giao thông thô sơ ra phương tiện văn minh hơn.

3-Quốc sách Chiêu hồi :
Có thể nói trong suốt thời gian 10 năm cầm quyền của TT Nguyễn Văn Thiệu thì quốc sách “Chiêu Hồi” đã đạt sự thành công vĩ đại nhất .Chưa có thống kê của 2 năm 1974.1975 nhưng tính từ 1963-1973 đã có trên 200.000 hồi chánh viên trở về với chính nghiã Quốc Gia. Đây là một việc làm có ý nghiả nhất trong tình Dân Tộc,nghiả Đồng Bào vì các bạn thử tưởng tượng 200.000 cán binh cộng sản tương với quân số 20 sư đoàn đang cầm súng bắn đồng bào mình nay được kêu gọi bằng tấm lòng nhân ái trở về với chính nghiã quốc gia và sau đó họ được cho về đoàn tụ với gia đình của họ .
Biểu đồ quốc sách Chiêu Hồi đạt được từ năm 1963 đến đầu năm 1971.



Tem kỹ niệm ngày 18 tháng 2 năm 1973 là ngày đạt được người Hồi Chánh thứ 200.000 (Tương đương với quân số 20 sư đoàn )và giấy thông hành cho cán binh cộng sản muốn về hồi chánh.
Lời kêu gọi đại đoàn kết Dân Tộc nầy là việc làm thiết thực nhất và thành thật nhất vì đã được chứng minh cụ thể bằng lời hứa và việc làm đi đôi với nhau ,những hồi chánh viên không còn bị mặc cảm người đầu hàng mà họ được đối xử như người anh em lạc lỏng nay trở về với đại gia đình Dân Tộc.


Chiêu Hồi là Đại Đoàn Kết Dân Tộc Hình ảnh ngày trở về vui vẻ của những cán binh VC tại Tam Kỳ
Khi trở về với chính nghiả Quốc Gia ,các hồi chánh viên được thoải mái đoàn tụ với gia đình, đi du lịch và còn được học nghề theo nhu cầu của họ.

Học tập đường lói Quốc Gia ngày mới về. Các HCV Đi chơi tại Thảo Cầm Viên Saigòn . Một lớp dạy nghề tại Biên Hoà cho HCV


Những câu nói nổi tiếng cuả Ông Nguyễn Văn Thiệu khi nắm giử chức vụ Tổng Thống VNCH
“ Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm!
Ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản –
Biếm chỉ Cộng sản nằm vùng khủng bố miền Nam Việt Nam trước năm 1975
Công đức ngàn đời con tố mẹ, tình nghĩa trăm năm vợ tố chồng –
Biếm chỉ chính sách đấu tố của Cộng sản
Đất nước còn, còn tất cả; cộng sản thắng, mất tất cả.
Làm kẻ thù của Mỹ thì dễ, làm bạn với Mỹ thì rất khó.
Sống không có tự do là đã chết. ”

-Nhận định của TT Nguyễn Văn Thiệu về cuộc chiến 1945-1975 :
- Cuộc chiến tại Miền Nam VN là một cuộc chiến tự vệ,do phiá CSBV chủ mưu tấn công Miền Nam.Trả lời phỏng vấn của đài phát thanh BBC trước khi ký hiệp định ngưng bắn 1973, ông đã nói :
- “Tôi nghĩ rằng tự do và một cuộc sống tốt đẹp hơn của 17 triệu rưởi dân chúng ở miền Nam Việt Nam không những cho thế hệ này mà còn cho thế hệ mai sau. Tôi nghĩ rằng đó là cái giá mà dân chúng miền nam Việt Nam đã trả. Không một ai thích chiến tranh. Bản thân tôi cũng không thích chiến tranh. Có người nói với tôi rằng họ chống chiến tranh, và tôi cũng nói họ rằng tôi cũng chống chiến tranh”.
- Ông tin tưởng vào Tự Do ,Dân Chủ,vào chính nghiả Quốc Gia: “Tôi nghĩ rằng khi dân chúng tại miền nam Việt Nam có thể tự do phát biểu một cách dân chủ mà không sợ bị cộng sản cắt cổ chặt đầu, thì tôi có thể bảo đảm với ông rằng toàn thể dân chúng ở miền nam Việt Nam đều chọn tự do. ”
- Qua quốc sách Chiêu Hồi do ông thực hiện và đạt thành công vẻ vang ,ta thấy ông có tấm lòng nhân ái ,không muốn nhìn thấy canh chiến tranh giết chóc gìửa người Việt với nhau,nên đã dùng đường lối Chiêu Hồi mở 1 sinh lộ cho những cán binh Việt Cộng lầm đường lạc lối trở về với chính nghiả Quốc Gia chấm dứt cảnh nồi da xáo thịt.